Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu | Đình Long Plus
Hướng dẫn sử dụng WordPress toàn tập

Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu

Avatar Đình Long

Đình Long

Cập nhật:

Bạn là người mới, muốn bắt đầu làm quen với WordPress? Bạn đang cần hướng dẫn sử dụng WordPress chi tiết nhất?

Vâng, chính xác tại đây. Mình sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng nhất.

Tuy bài viết này chủ yếu là những khái niệm cơ bản nhất nhưng bạn vẫn dễ dàng làm quen được với WordPress.

Bài viết được trình bày theo hướng dẫn từng phần, đi kèm đó là hình ảnh minh họa. Nếu WordPress có update bản mới làm thay đổi giao diện, bạn có thể để lại comment, mình sẽ update lại bài viết.

WordPress là gì?

WordPress là một CMS nổi tiếng được nhiều blogger tin dùng và đánh giá cao.

Người sáng lập là Matt Mullenweg, bắt đầu vào năm 2003 để phát triển một dự án nhỏ tên là b2/Cafelog. Ngoài Matt, còn có sự giúp đỡ của Mike Little. Cả 2 đã sử dụng mã nguồn đó để tạo nên phiên bản đầu tiên của WP được phát hành vào ngày 27/05/2003.

Matt-Mullenweg-Nguoi-sang-lap-WordPress
Matt Mullenweg

Có lẽ, cả 2 cũng không nghĩ rằng cái mình vừa tạo ra lại ảnh hưởng đến thế giới web sau này như thế nào.

Ban đầu, WordPress được phát triển cho mục đích viết blog là chính. Ngày nay, với sự linh hoạt của WordPress mang lại, bạn có thể tạo blog cá nhân, landing page giới thiệu sản phẩm, đấu giá, học online hay thậm chí là thương mại điện tử.

WordPress được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng với cơ sở dữ liệu là MySQL.

Điểm mạnh của WP là có thể mở rộng các tính năng bằng các plugin. Chính vì điều này đã được nhiều developer đón nhận và đóng góp. Nhiều plugin hoàn toàn miễn phí với những tính năng ưu việt mà bất kỳ ai sử dụng WordPress đều có thể sử dụng.

WordPress.com và WordPress.org khác nhau như thế nào?

Tạo sao lại có sự khác nhau này?

Câu trả lời là…

Bạn có từng search từ khóa WordPress trên Google chưa? Nếu đã từng, bạn sẽ thấy có đến 2 WordPress phải không? Đó là WordPress.com và WordPress.org.

Su-khac-nhau-giua-WordPress.com-va-WordPress.org
WordPress.com và WordPress.org

Đâu là sự khác nhau giữa WordPress.com và WordPress.org?

WordPress.com có những gì?

  • Hoàn toàn miễn phí (chỉ cần có tài khoản email đăng ký là được)
  • Không cần mua tên miền (tên miền có dạng: tencuaban.wordpress.com) và hosting (tầm 3GB)
  • Không thể cài thêm plugin/theme từ bên ngoài
  • Theme (giao diện) miễn phí nhưng giới hạn (không cho upload và sử dụng FTP để cài theme)
  • Không thể chỉnh sửa HTML và CSS để cá nhân hóa giao diện

WordPress.org có đáng dùng?

  • Nền tảng để bạn xây dựng website/blog mã nguồn mở
  • Bạn phải mua tên miền và hosting
  • Cài thêm plugin/theme thoải mái
  • Có thể upload hoặc sử dụng FTP để cài những theme đẹp và chuyên nghiệp
  • Chỉnh sửa được HTML và CSS để cá nhân hóa website/blog của bạn

Nếu bạn đang có ý định xây dựng website để kinh doanh thì hãy lựa WordPress.org ngay nhé.

Những thứ cần chuẩn bị để học WordPress

huong-dan-su-dung-wordpress
Cần chuẩn bị gì để học sử dụng WordPress?

Để việc hướng dẫn sử dụng WordPress cho người mới hiệu quả, bắt buộc bạn phải có website WordPress. Có 2 cách để bạn tạo được website WP:

  1. Mua tên miền và hosting để làm website: tham khảo bài viết Hướng dẫn tạo website bằng WordPress chi tiết nhất
  2. Cài đặt localhost để làm máy chủ cá nhân: tham khảo bài viết của Thạch Phạm tại đây.

=> 3 bài viết hữu ích dành cho bạn đây:

Lời khuyên chân thành là bạn nên chọn Shared Hosting trước nha. Đơn giản vì nó rẻ và có cPanel hoặc Direct Admin giúp bạn quản lý hosting dễ dàng hơn.

Sau này, bạn có thể sử dụng VPS để đáp ứng nhu cầu của website (bạn cần phải học thêm để có kiến thức về quản trị VPS).

Ở trong bài viết này, mình sẽ minh họa các tùy chọn bằng tiếng Anh, đi kèm tiếng Việt. Vì thế bạn không cần quá lo lắng nếu không biết tiếng Anh.

#1. Hướng dẫn sử dụng WordPress

Phần này chủ yếu nói về thiết lập là chính. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về WordPress.

Cài đặt WordPress

Khi mua tên miền và hosting xong, bạn bắt buộc phải kết nối chúng lại với nhau. Sau bước này, bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress.

Đọc bài này để biết cách kết nối tên miền với hosting tại đây.

Việc cài đặt cũng khá đơn giản, chỉ cần tập trung tối đa 30’ là có ngay một website hoạt động trên Internet, mặc dù trước đó bạn chưa biết gì về kỹ thuật.

Đầu tiên, truy cập vào: http://tenmiencuaban.com/wp-admin

Bạn tiến hành làm theo các bước như: đặt tên cho user, thiết lập mật khẩu, tên website… rồi bấm Next.

Sau khi cài đặt wp xong, bạn sẽ tiến hành đăng nhập vào website để cài đặt thêm.

trang-dang-nhap-mac-dinh-wordpress
Trang đăng nhập mặc định của WordPress

Khi đăng nhập thành công, bạn sẽ vào trang Dashboard (hay còn gọi là bảng điều khiển).

Khu vực này là nơi bạn sẽ cài đặt nhiều tùy chọn cho website như: tạo bài viết hoặc trang, cài theme hoặc plugin cho wp, thiết lập cách hiển thị trang chủ…

Trang-dashboard-wordpress-mac-dinh
Khu vực Dashboard WordPress

Tại đây, bạn có thể sử dụng một số tùy chọn nhanh như:

  • Xem website
  • Thêm nhanh bài vết mới
  • Tùy chỉnh giao diện website
  • Quản lý menu, widgets

Nói chung, đây là khu vực giúp bạn hình dung về WordPress cũng như là cách sử dụng chúng.

Settings – Thiết lập đầu tiên

Chọn Settings (Cài đặt) » General (Tổng quan) bạn sẽ thấy một số tùy chọn cho website như:

Thiet-lap-website-wordpress
Thiết lập chung cho website WordPress
  • Site Title (Tiêu đề trang): tên của website
  • Tagline (Khẩu hiệu): miêu tả trang web, cũng có thể hiểu là slogan của website
  • WordPress Address (Địa chỉ WordPress): Địa chỉ WP
  • Site Address (Địa chỉ trang web): nhập địa chỉ ở đây nếu bạn muốn trang chủ trang web của bạn khác với thư mục cài đặt WordPress của bạn
  • Administration Email Address (Địa chỉ thư điện tử): email của quản trị viên, bạn sẽ nhận được thông báo khi website bạn có bản cập nhật WordPress…
  • Membership (Thành viên): chọn nếu bạn muốn cho người khác đăng ký làm thành viên của website
  • New User Default Role (Vai trò thành viên mới): vai trò của người mới đăng ký trong website
  • Site Language (Ngôn ngữ của trang): nếu bạn muốn ngôn ngữ website là Tiếng Việt hay Tiếng Anh, Pháp, Ý… thì chỉnh tại đây
  • Timezone (Múi giờ): Nếu site bạn ở Việt Nam thì để là UTC+7
  • Date Format (Định dạng ngày): cái này tùy mỗi người thích để định dạng như nào cũng được
  • Time Format (Định dạng thời gian)
  • Week Starts On (Tuần bắt đầu vào): mình để bắt đầu là thứ 2

Khi mới làm quen WP, bạn không nhất thiết phải thay đổi mọi thứ tại đây. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, bạn nên làm lần lượt từ trên xuống dưới để sau này không phải tối ưu lại.

Writing – Cài đặt soạn thảo

Khi bạn thiết lập trong phần này, trình soạn thảo và nội dung khi đăng trên website sẽ thay đổi.

writing-cai-dat-soan-thao-trong-wordpress
Writing – Cài đặt soạn thảo

Theo hình trên, một vài điểm bạn cần lưu ý:

  • Default Post Category: Đây là danh mục mặc định của một bài Post nếu bạn quên chọn danh mục khi đăng.
  • Default Post Format: Có rất nhiều định dạng bài Post, nếu để mặc định thì bài Post của bạn sẽ theo định dạng này.
  • Post via email: Tính năng đăng bài thông qua email, phần này mình không hay sử dụng lắm.
  • Update Service: Các dịch vụ ping giúp WP của bạn tự động gửi tín hiệu ping khi có bài mới.

Bạn có thể tham khảo danh sách ping bên dưới:

http://rpc.pingomatic.com

http://rpc.twingly.com

http://api.feedster.com/ping

http://api.moreover.com/RPC2

http://api.moreover.com/ping

http://www.blogdigger.com/RPC2

http://www.blogshares.com/rpc.php

http://www.blogsnow.com/ping

http://www.blogstreet.com/xrbin/xmlrpc.cgi

http://bulkfeeds.net/rpc

http://www.newsisfree.com/xmlrpctest.php

http://ping.blo.gs/

http://ping.feedburner.com

http://ping.syndic8.com/xmlrpc.php

http://ping.weblogalot.com/rpc.php

http://rpc.blogrolling.com/pinger/

http://rpc.technorati.com/rpc/ping

http://rpc.weblogs.com/RPC2

http://www.feedsubmitter.com

http://blo.gs/ping.php

http://www.pingerati.net

http://www.pingmyblog.com

http://geourl.org/ping

http://ipings.com

http://www.weblogalot.com/ping

Reading – Cài đặt xem trang

Khi bạn thiết lập, nội dung hiển thị trên website sẽ thay đổi.

reading-cai-dat-xem-trang-trong-wordpress
Reading – Cài đặt xem trang

Những điểm cần lưu ý:

  • Your homepage displays (Bố cục trang chủ): đây là phần hiển thị tại giao diện trang chủ. Mặc định bài viết trên trang chủ sẽ là danh sách các post mới nhất. Nếu bạn tùy chọn là A static page (một trang tĩnh), bạn cần tạo một page để trang chủ hiển thị đúng những gì bạn mong muốn.
  • Blog pages show at most (Hiển thị nhiều nhất): Số lượng post bạn muốn hiển thị ra trang blog.
  • Syndication feeds show the most recent (Số bài viết trong RSS Feed): Số lượng post mới sẽ được hiển thị tại trang RSS Feed của website (http://domain/feed). Phần này mình thường để mặc định.
  • For each article in a feed, show (Mỗi bài viết trong một nguồn cấp dữ liệu, bao gồm): Có 2 tùy chọn là: Full text – hiển thị nội dung trên RSS Feed với toàn nội dung và Summary – hiển thị nội dung trên RSS Feed với bản tóm tắt.
  • Search Engine Visibility (Search Engine Visibility): Phần này bạn nên cẩn thận, nếu không muốn website hiển thị trên các cỗ máy tìm kiếm (Google chẳng hạn) thì tích vào đây. Trường hợp bạn muốn hiển thị trên công cụ tìm kiếm thì để mặc định.

Discussion – Thảo luận

Trong hướng dẫn sử dụng wordpress, không thể bỏ qua phần cài đặt thảo luận Discussion – tính năng cho phép người dùng để lại bình luận dưới bài viết của bạn.

Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì rất nhiều spammer dùng tính năng để lấy backlink cho website. Do đó, bạn cần quản lý chặt phần thảo luận này.

Để làm việc này, truy cập vào Settings (Cài đặt) » Discussion (Thảo luận).

Discussion-Cai-dat-binh-luan-trong-wordpress
Discussion – Cài đặt thảo luận

Nếu bạn không muốn phiền phức về sau, mình khuyên bạn nên bỏ tùy chọn: Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks) on new posts (Cho phép thông báo liên kết từ các blog khác (pingbacks và trackbacks) trên các bài viết mới). Đọc bài viết này để hiểu rõ hơn.

Trường hợp, bạn không muốn nhận nhiều bình luận thì nên đánh dấu tích vào tùy chọn A comment is held for moderation (Có phản hồi chờ xét duyệt) nghĩa là tất cả các comment đều phải chờ xét duyệt.

Nhưng, nếu bạn không biết chắc sẽ làm những gì, mình khuyên nên để mặc định. Sau này, khi tối ưu website, bạn từ từ thiết lập phần này cũng được.

Kéo chuột đến cuối của trang web, có một số tùy chọn cho ảnh đại diện (Avatars). Tại đây, bạn sẽ thiết lập được ảnh đại diện của một người đó đã để lại comment dưới bài viết của bạn.

Mặc định, WordPress sẽ lấy hình đại diện là Mystery Person (Hình người vô danh)

Cũng đơn giản phải không nào?

Media – Cài đặt Media

Media – bao gồm các tệp tin media như hình ảnh, video, nhạc. Để thiết lập, truy cập vào Settings (Cài đặt) » Media (Thư viện)

Media-Cai-dat-media-trong-wp
Media – Cài đặt Media
  • Image sizes (Kích thước ảnh): Kích thước ảnh mặc định của WordPress sẽ bị thay đổi sau khi upload một tấm ảnh lên thư viện.
  • Uploading Files (Khi tải tập tin lên): Thiết lập liên quan tới việc upload tập tin. Mặc định sẽ để là Organize my uploads into month- and year-based folders (Sắp xếp các tập tin theo thư mục dựa trên năm, tháng)

Lời khuyên: Nếu bạn chưa hiểu rõ về hoạt động của WordPress khi upload một tấm hình lên website, mình khuyên bạn nên để mặc định phần này.

Permalink – Đường dẫn tĩnh

Phần tùy chỉnh đường dẫn tĩnh này rất cần thiết, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến SEO..

Để thay đổi, truy cập vào Settings (Cài đặt) » Permalink (Đường dẫn tĩnh).

Permalink-thiet-lap-duong-dan-tinh-trong-wp
Permalink – Thiết lập đường dẫn tĩnh

Mặc định của WordPress, cấu trúc đường dẫn này sẽ có dạng:http://www.yourdomain.com/?p=123

Nếu xét về yếu tố SEO, đây thật sự không phải là url thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Thật may, WP đã cung cấp cho người dùng rất nhiều lựa chọn có sẵn để thay đổi cấu trúc mặc định trên.

Tùy chọn được nhiều người khuyên dùng là lựa chọn sử dụng tên bài viết để có đường dẫn ngắn nhất và đẹp nhất trong mắt người dùng:http://www.yourdomain.com/sample-post/

Nhớ bấm Save Changes (Lưu thay đổi) để hoàn tất

Lưu ý: Permalinks có vấn đề sẽ phát sinh ra lỗi 404 Not Found trong WordPress.

Ở mục Optional (Tùy chọn thêm), bạn nên để trống nếu chưa hiểu rõ về phần này. Trường hợp bạn cài plugin Woocommerce sẽ có những tùy chọn thêm như hình dưới.

Tuy-chon-Permalink-Woocommerce
Tùy chọn đường dẫn tĩnh cho Woocommerce

Phần này mình sẽ hướng dẫn tùy chỉnh ở một bài khác cụ thể hơn.

Profile – Hồ sơ của bạn

Tiếp đến là trang hồ sơ cá nhân của bạn. Để thiết lập bạn vào Users (Thành viên) » Your Profile (Hồ sơ của bạn).

Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh một số thứ như: tông màu, tên hiển thị, email…

your-profile-chinh-sua-ho-so-cua-ban-trong-wp
Profile – Chỉnh sủa hồ sơ của bạn

Thông thường, mình cũng ít thay đổi ở phần này, cứ để mặc định là thấy ổn rồi.

Giải thích một số thuật ngữ cho bạn dễ hình dung:

#1. Đầu tiên là phần Personal Options (…)

  • Visual Editor (Chế độ trực quan): Tùy chọn Disable the visual editor when writing (Không sử dụng khung soạn thảo nâng cao khi viết bài)
  • Syntax Highlighting (Nổi bật cú pháp): Tùy chọn Disable syntax highlighting when editing code (Bỏ làm nổi bật cú pháp khi soạn thảo)
  • Admin Color Scheme (Tông màu trang quản trị): Bạn có thể tuỳ chọn màu sắc hiển thị cho khu vực admin nếu không thích màu sắc mặc định.
  • Keyboard Shortcuts (Phím tắt): Tùy chọn Enable keyboard shortcuts for comment moderation (Sử dụng phím tắt cho việc xét duyệt phản hồi)
  • Toolbar (Thanh công cụ): Hiển thị thanh công cụ khi xem trang web, cho phép bạn chỉnh sửa nhanh bài viết, website.

#2. Tùy chọn về User

Ngay bên dưới bao gồm nhiều tùy chọn như: tên, thông tin liên hệ, website cá nhân và đoạn mô tả ngắn về bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tạo website bằng WordPress có thể tham khảo dịch vụ cài đặt WordPress của Đình Long Plus.

#2. Các chức năng chính trong WordPress

Sau khi đọc xong phần trên, chắc bạn ít nhiều cũng làm quen được với WordPress rồi phải không?

Bạn biết đấy, một website muốn tiếp cận đến đọc giả hay khách hàng của mình thì ít nhất cần phải có bài viết. Trong phần này, mình sẽ giúp bạn đăng bài viết lên website một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đây là phần quan trọng nhất trong hướng dẫn sử dụng WordPress cho người mới.

Post – Bài viết

Để đăng bài viết, bạn hãy truy cập vào Posts (Bài viết) » Add New (Viết bài mới).

Hình sau là trang soạn thảo bài viết – là nơi để bạn tạo nội dung hữu ích cho người đọc.

post-thiet-lap-bai-viet
Khu vực viết bài

Theo hình trên, một vài điểm bạn cần chú ý như:

  • (1) Tiêu đề bài viết
  • (2) Thêm block định dạng: hình ảnh, video, quote, list…
  • (3) Tài liệu cho bài viết: chuyên mục, tag, ảnh đại diện
  • (4) Block: tùy chọn này sẽ xuất hiện khi bạn chọn một khối trong bài viết
  • (5) Public: Xuất bản bài viết

Để một bài viết sinh động thu hút người đọc, bạn cần có thêm hình ảnh hoặc âm thanh/video, hoặc đôi khi là đường dẫn đến bài viết bổ sung. Để thêm vào bài viết, bạn chỉ cần nhấn vào mục (2), sẽ có nhiều tùy chọn cho bạn.

Đối với URL, bạn chọn đoạn text muốn thêm URL rồi bấm vào tùy chọn thêm đường dẫn như hình bên dưới. Với tùy chọn này, bạn cũng sẽ định dạng được in đậm, in nghiêng cho đoạn text mong muốn.

them-url-cho-text-trong-wordpress

Page – Quản lý trang

Về bản chất thì Page cũng như Post, đều có thể đăng bài viết lên website.

Nhưng,

Với Post thì nội dung mang tính cập nhật liên tục. Còn Page thì rất ít thay đổi và thường chỉ tạo một lần, sau đó sử dụng mãi mãi như trang Liên hệ của website.

Một vài điểm khác nhau giữa Post và Page:

PostPage
Hỗ trợ category và tagKhông
Hỗ trợ phân cấp (page cha – page con)Không
Hỗ trợ Page Template (trang mẫu)Không
Hiển thị ở RSS FeedKhông
Hiển thị tự động ở websiteKhông
Mục đíchSử dụng cho loại bản tin/bài viết mà bạn muốn nó được phân loại bởi chuyên mục nào đó và sẽ tự động hiển thị ra ngoài websiteử dụng cho bài viết không có tính cập nhật thường xuyên như trang: giới thiệu, liên hệ.
Muốn tạo trang chủ theo cách hiển thị của riêng bạn (cần sử dụng plugin)

Để tạo Page (Trang), bên Menu bên trái vào Pages (Trang) » Add New (Thêm trang mới).

Ở bên tay phải sẽ có tùy chọn là Page Attributes (thuộc tính trang).

Thiet-lap-page-trong-wordpress
Tùy chọn Page Attributes (thuộc tính trang)

Bạn có thể thêm trang cha cho trang mới tạo (kiểu như thư mục cha – con trong máy tính của bạn). Khi đó, trang con sẽ có đường dẫn là: tenmiencuaban.com/trangcha/trangcon/.

Media – Quản lý thư viện hình ảnh, video…

Tất cả file như hình ảnh, video và âm thanh… bạn upload lên website WordPress đều được quản lý bởi “Thư viện Media”.

Thiet-lap-media-trong-wordpress
Khu vực quản lý Media

Tại đây, bấm bút Select Files (Chọn tập tin) hoặc kéo thả một hoặc nhiều file từ máy tính vào trong khu vực này là bạn đã upload file lên website rồi đấy. Tốc độ upload phụ thuộc vào dung lượng file và tốc độ đường truyền mạng của bạn.

Khi bấm vào file bất kỳ sẽ có một vài tùy chọn ở bên tay phải màn hình.

tuy-chinh-file-trong-media-wordpress

Khi viết bài bằng Post hoặc Page sẽ có tùy chọn thêm hình ảnh hoặc video trong thư viện media của bạn.

Lời khuyên: Đối với hình ảnh, bạn nên tối ưu trước khi upload lên website. Riêng phần video, bạn nên sử dụng tùy chọn nhúng video thông qua Youtube hoặc Vimeo…

Đăng bài viết

Chức năng đăng bài viết rất tiện ích với 3 tùy chọn: Save Draft (Lưu nháp), Public (Đăng ngay) và Schedule (Lên kế hoạch).

Với (1) “Lưu nháp”, bạn sẽ dễ dàng lưu lại bài viết khi chưa hoàn thành. Khi sử dụng (2) “Lên kế hoạch”, bài viết của bạn sẽ đến đọc giả đúng vào ngày giờ mà bạn mong muốn. Còn (3) Public (Đăng ngay) – bài viết của bạn sẽ được đăng lên website ngay lập tức.

cach-dang-bai-viet-trong-wordpress
Chức năng đăng bài viết

Lời khuyên: Trước khi đăng bài viết, sử dụng tùy chọn Preview (Xem trước) để xem bài viết của bạn hiển thị như thế nào trên website, cần phải tùy chỉnh lại nội dung hay không.

Chức năng Revision

Revision (quản lý nhật ký soạn thảo) cho phép bạn lưu lại những lần bạn đã chỉnh sửa bài viết gần nhất khi lưu bản nháp. Điều này giúp bạn dễ dàng sử dụng lại bài viết đã chỉnh sửa trước đó nếu muốn.

chuc-nang-revisions-trong-wordpress
Chức năng Revision

Để sử dụng tính năng này, bạn cần có ít nhất 2 bản lưu nháp. Bấm vào Revision (Xem lại) để chọn phiên bản bạn muốn khôi phục.

#3. Giới thiệu về giao diện WordPress

Theme hay còn gọi giao diện là phần hiển thị của website cũng như bài viết khi bạn truy cập thông qua trình duyệt web.

Ngày nay, có rất nhiều theme khác nhau với các mục đích khác nhau. Làm thế nào để chọn theme phù hợp với chủ đề bạn đang xây dựng là câu hỏi rất đáng được quan tâm.

Có bao nhiêu loại theme?

Nếu bạn gõ từ khóa “theme wordpress” sẽ có hơn 700 triệu lượt tìm kiếm.

Hiện nay có rất nhiều theme wordpress với nhiều chủ đề khác nhau như: blog, tin tức, giới thiệu hay cả thương mại điện tử.

Nhìn chung tất cả sẽ được phân loại theo các chuyên mục dưới đây:

  • Blogging – theo dạng kiểu blog cá nhân.
  • Business – giao diện theo mang thiên hướng giới thiệu công ty, doanh nghiệp.
  • Portfolio – chủ yếu hiển thị hình ảnh hay video.
  • Magazine – tương tự như blog nhưng có nhiều giao diện hiển thị (kiểu như tạp chí).
  • eCommerce – theme chuyên về website thương mại điện tử.
  • Multi-purpose – một giao diện mà bạn có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
  • App – Một giao diện với một mục đích cụ thể như: tuyển dụng, học trực tuyến hay quảng bá ứng dụng/sản phẩm công nghệ.

Bạn luôn nhớ rằng, mỗi giao diện sẽ có cách hiển thị khác nhau, đi kèm đó là những tính năng khác nhau. Hãy đọc thật kỹ miêu tả hoặc xem bản demo của theme để quyết định sử dụng.

Có nên sử dụng giao diện miễn phí?

Nếu lần đầu làm quen với WordPress, theme wp miễn phí rất phù hợp với bạn.

Vì sao mình lại nói thế?

Khi bạn đã làm chủ được theme wordpress, bạn sẽ biết đâu là ưu nhược điểm của mỗi theme. Càng sử dụng nhiều, bạn sẽ cân nhắc kỹ hơn khi chọn mua một theme wordpress.

Có 3 cách để tải giao diện miễn phí:

  • Cách 1: Truy cập Appearance (Giao diện) » Themes (Giao diện) » Add New (Thêm mới)
  • Cách 2: Truy cập kho giao diện chính thức của WordPress.org
  • Cách 3: Truy cập vào nhà cung cấp theme wordpress miễn phí để tải

Với cách 1, bạn có thể tìm theme wordpress bằng cách lọc, kiểm tra những giao diện phổ biến hoặc sử dụng nhiều nhất; lọc theo màu sắc hoặc mục đích sử dụng và có thể tìm kiếm theo từ khóa.

cai-dat-truc-tiep-theme-wordpress-trong-kho-giao-dien
Cách 1 – Cài trực tiếp từ kho giao diện WordPress

Với cách thứ 2, bạn có thể tìm theme wordpress như cách 1. Tất cả giao diện ở đây đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi tới tay cộng đồng sử dụng. Những giao diện này đều hỗ trợ toàn bộ tính năng của WordPress và đặc biệt nhất là an toàn cho website của bạn.

Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu 3
Cách 2 – Cài đặt theme WordPress qua kho giao diện trên WordPress.org

Riêng cách thứ 3, bạn phải xác định được nhà cung cấp uy tín để đảm bảo rằng theme bạn tải về là an toàn. Nếu không biết rõ nguồn gốc của theme, tốt nhất bạn không nên tải về.

Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu 4
Theme WordPress miễn phí của Mythemeshop

Vì là theme miễn phí nên sẽ có những hạn chế trong quá trình sử dụng. Do đó, đầu tư một giao diện wordpress trả phí là điều bạn nên cân nhắc.

Mua giao diện trả phí ở đâu?

Việc mua giao diện trả phí để đầu tư website là một ý kiến không tồi.

Nhưng, làm thế nào để chọn được theme ưng ý phù hợp với website của bạn?

→ Câu trả lời: 15 địa chỉ website mua theme WordPress tốt nhất

Ngoài ra, bên mình có bán theme wordpress của nhà cung cấp Mythemeshop và Theme-Junkie với giá cả rất phải chăng (chỉ từ 100k) và luôn được cập nhật không giới hạn thời gian.

Cài đặt giao diện

Sau khi mua (hoặc tải miễn phí) theme WordPress về máy, có 2 cách để cài đặt giao diện wordpress:

#1. Cách 1: Sử dụng công cụ có sẵn của WordPress

Truy cập Appearance (Giao diện) » Themes (Giao diện) » Upload Theme (Tải giao diện lên). Sau đó, chọn Browse để tải file giao diện từ máy tính → bấm Install Now (Cài đặt ngay bây giờ).

Cai-dat-theme-WordPress
Cài đặt theme WordPress

#2. Cách 2: Sử dụng FTP

Cách này bạn bắt buộc phải có tài khoản FTP từ nhà cung cấp hosting. Công việc của bạn chỉ cần up file .zip lên thư mục wp-content/themes trên hosting là xong.http://www.yourdomain.com/wp-content/themes

Sau khi quá trình tải lên hoàn tất, chọn Live Preview (Xem trước) hoặc Activate (Kích hoạt) để sử dụng giao diện cho website.

Truy cập Themes (Giao diện), bạn sẽ thấy toàn bộ giao diện đã tải lên sẽ hiển thị ở đây. Nếu thích giao diện nào đó, bạn hoàn toàn có thể kích hoạt để sử dụng.

Lời khuyên: Nên xóa những theme không sử dụng đến.

Tùy chỉnh giao diện

WordPress cung cấp cho người dùng một cung cụ có sẵn để thay đổi giao diện trang web. Trong công cụ này, bạn sẽ thay đổi màu sắc, ảnh nền, logo và nhiều thứ khác.

Mặc định, website wordpress của bạn sẽ không giống demo đã xem trước đó. Vì thế bạn cần sử dụng đến công cụ Customize (Tùy chỉnh).

Để tùy chỉnh, truy cập Appearance (Giao diện) » Customize (Tùy chỉnh)

customize-tuy-chinh-giao-dien-wordpress
Tùy chỉnh giao diện WordPress

Như trên hình, bên tay trái là những lựa chọn để thay đổi và bên tay phải hiển thị những thay đổi đó. Điểm hay ở đây là bạn có thể xem trước giao diện của website mà không cần phải lưu, giúp website không bị ảnh hưởng bởi những tùy chỉnh của bạn.

Tạo Menu cho website

Với menu khách hàng có nhiều lựa chọn hơn để tìm hiểu về bạn.

Trong wordpress có tính năng tạo menu rất hữu ích. Với mỗi theme, tùy từng nhà phát triển mà vị trí đặt menu sẽ khác nhau.

Truy cập Appearance (Giao diện) » Menus để bắt đầu (hoặc bạn cũng có thể tạo menu thông qua Customize – Tùy chỉnh giao diện).

tao-menu-trong-wordpress
Tạo menu trên WordPress

Như hình, đầu tiên chọn (1) Edit Menus (Chỉnh sửa menu), tiếp đến bấm (2) Create a new menu (Tạo trình đơn mới) → (3) Đặt tên menu → bấm (4) Create Menu (Tạo Menu).

Bạn có thể thêm bất kỳ danh mục, page hoặc post, hoặc cả đường dẫn riêng để tạo menu riêng. Thao tác rất đơn giản, bạn chỉ việc kéo thả những lựa chọn ở bên tay trái sang khu vực menu (hình minh họa ở dưới).

tuy-chinh-menu-trong-wordpress
Tùy chỉnh menu

Tiếp đến, để menu bạn hiển thị ra bên ngoài, bạn phải tùy chỉnh vị trí hiển thị menu trong phần Manage Locations (Quản lý vị trí). Tùy mỗi theme mà số lượng hiển thị sẽ khác nhau.

Thiet-lap-Manage-Locations
Thiết lập Manage Locations

Chọn vị trí bạn muốn hiển thị menu, rồi bấm Save Changes (Lưu thay đổi).

Hướng dẫn sử dụng Widget

Nhiều người hay lầm tưởng Widget là Sidebar. Điều này không sai, vì sidebar là nơi nhiều người hay sử dụng widget nhất.

Về định nghĩa thì widget là một chức năng của WordPress giúp thêm nội dung và định hình cho sidebar hay footer. Vì thế, bạn có thể thoải mái tùy chỉnh footer theo sở thích cá nhân của mình nếu theme của bạn có hỗ trợ.

Để sử dụng Widget, truy cập Appearance (Giao diện) » Widget.

Huong-dan-su-dung-widget
Kéo thả Widget

Để thêm một widget mới vào website, bạn chỉ việc kéo thả widget bên tay trái vào khu vực bên phải.

Danh sách widget mặc định của WordPress tương đối nhiều, bao gồm:

  • Archives (Lưu trữ): lưu trữ danh sách bài viết theo tháng
  • Calendar (Lịch)
  • Categories (Chuyên mục)
  • Media như: image (hình ảnh), video, gallery
  • Meta: đăng nhập, RSS
  • Pages (Trang): danh sách các trang.
  • Recent Comments (Phản hồi gần đây): danh sách các bình luận gần đây
  • Recent Posts (Bài viết gần đây)
  • RSS
  • Search (Tìm kiếm)
  • Tag Cloud: danh sách các tag được sử dụng nhiều nhất
  • Text: soạn thảo thông thường hoặc bằng HTML (Custom HTML)
  • Navigation Menu: Thêm menu

#4. Giới thiệu về Plugin

Nói đến WordPress, không thể không nhắc đến plugin.

Trong bài viết hướng dẫn sử dụng WordPress này, mình sẽ đưa ra một vài plugin cần thiết cho website WordPress. Vì bạn biết đấy, có hàng nghìn plugin với các tính năng khác nhau như:

  • Yoast SEO Premium – Tối ưu SEO, giúp tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm
  • iThemes BackupBuddy – Sao lưu dữ liệu website đề phòng trường hợp rủi ro.
  • WP Rocket – Tăng tốc độ cho website rất hiệu quả.
  • WooCommerce Plugin – Plugin giúp bạn bán hàng online tốt hơn.
  • Membership Plugin – Giúp bạn tạo ra cộng đồng riêng trên website của mình.

Nếu bạn chưa biết cài đặt plugin cho WordPress, hãy đọc phần hướng dẫn tại đây: https://dinhlongplus.com/cai-dat-plugin-wordpress/.

Tải Plugin miễn phí ở đâu?

WordPress có kho lưu trữ plugin miễn phí rất lớn (hơn 50.000 plugin).

kho-plugin-wordpress-mien-phi
Hơn 50.000 plugin WordPress miễn phí

Với con số khổng lồ như vậy, chắc bạn không thể nào sử dụng hết các plugin được. Do đó, bạn nên lựa chọn những plugin phổ biến, được nhiều người sử dụng và đánh giá tốt, đặc biệt tương thích với phiên bản WordPress mà bạn đang sử dụng.

Một số plugin miễn phí được nhiều người sử dụng:

  • Akismet
  • Advanced TinyMCE
  • Jetpack
  • Yoast SEO/SEO Rank Math
  • Shortcode Ultimate
  • wpDiscuz
  • Contact Form 7
  • W3 Total Cache
  • Các plugin hỗ trợ like, share Social: Simple Share Buttons Adder, AddToAny Share Buttons, Easy Social Share Buttons

Mua Plugin cao cấp ở đâu?

Ngoài plugin trả phí, nhiều nhà cung cấp cũng có nhiều plugin trả phí theo từng licence.

Hiện nay, chợ plugin lớn nhất trên thế giới là CodeCanyon, với hơn 3.700 sản phẩm với rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

CodeCanyon-cho-theme-plugin-WordPress
CodeCanyon

Mức giá để bạn sở hữu một plugin cao cấp rất khác nhau. Nhiều khi bạn bỏ ra $3-$4/plugin, nhưng cũng có những plugin bạn phải chi trả hơn $100 để sở hữu như các plugin về bảo mật, tăng tốc, hay backup dữ liệu.

Với giá thành như thế nên nhiều nhà cung cấp tại Việt Nam đã ra đời, giúp bạn sở hữu plugin bản quyền với chi phi rất phải chăng ($5 – $20). Có thể kể đến là:

  • chotheme.com
  • thedevkit.com
  • wpvndev.com

Hiện tại Đình Long Plus đang cung cấp một số plugin bản quyền với giá rất sinh viên. Truy cập menu CÔNG CỤ để biết thêm chi tiết.

#5. Tool – Công cụ

Tiếp đến phần hướng dẫn sử dụng wordpress là Tool (hay còn gọi là công cụ).

Phần này chủ yếu về Import (Nhập) và Export (Xuất) dữ liệu trên website WP, rất hữu ích khi bạn muốn chuyển dữ liệu từ website wp cũ sang website wp mới (chỉ cần import dữ liệu đã có là xong).

Available tool

Available-tool-in-wordpress

Nếu bạn muốn chuyển đổi danh mục của mình thành thẻ (hoặc ngược lại), hãy sử dụng Categories and Tags Converter (Trình chuyển đổi danh mục và thẻ) có sẵn từ màn hình Import (Nhập).

Import

Nhập nội dung (bài viết, bình luận) từ các hệ thống website khác tới Website WordPress của bạn một cách tự động và dễ dàng.

import-nhap-du-kieu-vao-website-wordpress
Import – Nhập dữ liệu vào website WordPress
  • Blogger: Công cụ này giúp bạn đẩy các nội dung (các chuyên mục, bài viết, hình ảnh và cả bình luận) từ trang Blogspot của bạn tới Website WordPress này.
  • Tương tự, bạn có thể đẩy các bài viết (Posts) từ tài khoản LiveJournal, RSS của bạn tới Website WordPress này. Hoặc, bạn cũng có thể đẩy các bài viết và bình luận từ tài khoản Movable Type, TypePad sang đây. Nếu bạn có một tài khoản trên Tumblr, bạn có thể đẩy các bài viết và các tệp tin media được đăng trên tài khoản Tumblr tới Website WordPress.
  • Categories and Tags Converter: Nếu bạn muốn chuyển đổi các chuyên mục (Categories) thành các thẻ Tags và ngược lại thì công cụ này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều
  • WordPress: Như mình đã nói, trường hợp bạn chuyển sang hosting mới cần đẩy các nội dung (bài viết, bình luận, chuyên mục, thẻ Tags) từ Website cũ sang Website mới thì hãy sử dụng công cụ WordPress này.

Export

Để có thể Import (nhập) dữ liệu vào website mới, bạn cần phải Export (xuất) dữ liệu ở website cũ.

Trong WordPress, khi xuất các bài viết, các trang, bình luận, các chuyên mục và thẻ Tags sẽ được lưu lại vào một tệp tin định dạng XML (được gọi là WordPress extended RSS hay là định dạng WXR).

export-xuat-du-lieu-website-wordpress
Export – Xuất dữ liệu website WordPress

Một số tùy chọn khi xuất như sau:

  • All Contents: Tùy chọn này giúp bạn xuất toàn bộ nội dung liên quan tới Posts và Pages, Menus, Custom field và Custom post type.
  • Posts: Chỉ xuất toàn bộ nội dung liên quan tới Posts.
  • Pages: Chỉ xuất toàn bộ nội dung liên quan tới Pages.
  • Media: Chỉ xuất toàn bộ nội dung liên quan tới Media.

Khi đã chọn loại nội dung xong, bạn có thể ấn vào nút Download Export File (Tải về tệp tin được xuất ra).

WordPress sẽ tải về máy một tập tin có định dạng .xml chứa dữ liệu mà bạn muốn xuất ra. Tập tin này có dung lượng lớn hay không tùy thuộc bạn có nhiều nội dung trên website hay không.

#6. Bảo mật WordPress

Hiện tại WordPress đang là nền tảng quản trị nội dung lớn nhất thế giới với hơn 76.5 triệu lần cài đặt, chạy trên 4.5% toàn bộ website trên thế giới.

Chính vì phổ biến nên đó là mục tiêu mà nhiều hacker nhắm đến. Theo báo cáo của Securi – công ty chuyên về bảo mật – WordPress là CMS dễ bị hack nhất trên thế giới.

Nhưng, bạn đừng quá hốt hoảng nhé.

bao-mat-wordpress
Bảo mật WordPress

Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ gia cố được lớp bảo mật WordPress lên tầng mới. Do đó, nếu là người mới bắt đầu bạn nên hạn chế cài đặt những theme và plugin không rõ nguồn gốc.

Khi website WordPress bị tấn công, điều tệ nhất là ảnh hưởng đến doanh thu và danh tiếng của bạn. Tệ hơn nếu bạn có cung cấp dịch vụ, phần mềm hoặc sản phẩm cho khách hàng, hacker có thể khai thác dữ liệu người dùng đó hoặc rao bán cho bên thứ 3.

Bạn phải chi trả một khoản tiền lớn cho các hacker để lấy lại quyền truy cập vào trang web. Lời khuyên chân thành của mình:

Luôn bảo mật website lên hàng đầu

Vì bài viết quá dài, có lẽ mình sẽ không nói hết được. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo 14 cách sau để bảo mật website wordpress của mình:

  • Sao lưu cơ sở dữ liệu hàng ngày
  • Sử dụng plugin về bảo mật WordPress chính chủ và có nhiều đánh giá tốt
  • Kích hoạt web application firewall (WAF)
  • Thay đổi tên đăng nhập “admin” mặc định
  • Thay đổi đường dẫn đăng nhập wp_admin mặc định
  • Vô hiệu hóa file editing cho plugin và theme
  • Vô hiệu hóa PHP một vài thư mục WordPress như: /wp-content/uploads
  • Hạn chế số lần đăng nhập
  • Thay đổi tiền đó trong database WP (mặc định là wp_)
  • Thêm mật khẩu bảo vệ khu vực Admin và trang đăng nhập
  • Vô hiệu hóa Directory Indexing and Browsing
  • Vô hiệu hóa XML-RPC trong WordPress
  • Tự động logout user khi không hoạt động
  • Thêm tùy chọn câu hỏi bảo mật vào màn hình đăng nhập WordPress

Tạm kết

Bạn thấy bài viết thế nào?

Tuy đây chỉ là hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản để giúp bạn làm quen với WordPress, nhưng mình hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.

Với kiến thức cơ bản này, mong bạn sẽ ứng dụng vào website hiện tại của mình để có những kết quả như mong đợi.

Bài viết hay rất cần like và chia sẻ của mọi người đấy :).

4.9/5 - (19 bình chọn)
Avatar Đình Long

Đình Long

Xin chào, tôi là Hồ Đình Long, founder của Đình Long Plus. Tôi từng làm việc tại Trường Đào tạo Doanh nhân WISE Business, vị trí chuyên gia Marketing. Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm về lập trình web và SEO. Tôi rất vui khi được chia sẻ kiến thức về lập trình web và SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung đến với mọi người.

Bài viết cùng chủ đề

Hosting tốt nhất nên mua

Top 9 Hosting tốt nhất? Nên mua Hosting ở đâu?

Khi mua Hosting, bạn có bao giờ thắc mắc: Làm sao chọn được Hosting tốt ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Mua tên miền ở đâu uy tín

[Tư vấn] Mua tên miền ở đâu uy tín nhất

Ngày nay, việc mua tên miền không khó. Nhưng để biết cách mua tên miền ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress chi tiết nhất

Bạn có muốn bắt đầu làm website bằng WordPress đúng cách không? Mình biết rằng ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Theme WordPress bán hàng tốt nhất trên ThemeForest

Top 20+ theme WordPress bán hàng tốt nhất trên ThemeForest

Bạn đang tìm một theme WordPress bán hàng để bán hàng online? Hôm nay, mình ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting

Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting chi tiết nhất

Một website muốn hoạt động được trên Internet cần có bắt buộc 2 thứ là ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Theme bất động sản WordPress miễn phí và trả phí

Tổng hợp 10 theme bất động sản WordPress miễn phí và trả phí

Bạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh bất động sản, muốn tìm ...

Avatar Đình Long

Đình Long