Cách chèn quảng cáo vào WordPress đơn giản với 3 plugin | Đình Long Plus
Cách chèn quảng cáo vào WordPress

Cách chèn quảng cáo vào WordPress đơn giản với 3 plugin

Avatar Đình Long

Đình Long

Cập nhật:

Okay, blog của bạn đang hoạt động rất tốt.

Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Bạn bắt đầu nhận được lưu lượng truy cập và nhận thấy số liệu thống kê traffic rằng, trang web mình đang tăng lên ổn định. Có lẽ thời điểm này là lúc bạn nên nghĩ đến việc kiếm tiền từ những traffic này.

Có rất nhiều cách để kiếm tiền trên website của bạn, nhưng một trong những cách phổ biến nhất là hiển thị các quảng cáo trên trang web của bạn.

Cách hiển thị quảng cáo (thường) thay đổi tùy theo nền tảng trang web. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và biết cách chèn quảng cáo vào WordPress – nền tảng web rất phổ biến.

Ad Blocks (khối quảng cáo) là gì?

Ad Blocks là những “block” quảng cáo nhỏ thường xuất hiện trên rất nhiều website khi bạn truy cập. Hiểu đơn giản nó chỉ là một vị trí để quảng cáo của bạn hoạt động – ví dụ như quảng cáo biểu ngữ (banner).

demo-ad-area-on-website

Các Ad Blocks, dưới hình thức này hay hình thức khác, đã xuất hiện trên website mà bạn không hay để ý. Nó được sử dụng với một vài banner ở trên đầu trang, một số có hình động (hình gif), một số khác có màu sắc nổi bật.

Người dùng, tuy nhiên, họ sẽ sớm học cách điều chỉnh những điều này. Nếu bạn đang kiếm tiền trên PPC (lượt trả tiền trên mỗi lần nhấp chuột), có thể bạn sẽ thấy tỷ lệ doanh thu giảm dần. Vì vậy, một số loại quảng cáo mới đã được phát triển.

Các loại quảng cáo để đặt trong Adblock của bạn

Ở đây, mình muốn phác thảo 4 loại quảng cáo cơ bản có thể đặt trong các Adblock của bạn.

1. Pay-Per-Click (PPC: Trả tiền theo lần nhấp chuột)

Đúng như cái tên của nó. Quảng cáo này sẽ trả cho bạn một số tiền nhất định, dựa trên số lần ai đó nhấp vào quảng cáo. Giá dao động từ ít nhất 0,01$ trên mỗi lần nhấp, nhưng có thể tăng lên (đôi khi thậm chí lên đến vài đô la), tùy thuộc vào quảng cáo.

2. Pay-Per-Impression (PPI: Trả tiền theo lần hiển thị)

Đây là loại quảng cáo được thanh toán dựa trên số lần tải quảng cáo.

Mặc dù những điều này có vẻ hấp dẫn hơn, vì chúng không yêu cầu bất kỳ hành động nào đối với người dùng và không đưa mọi người ra khỏi trang web của bạn, nhưng chỉ thực sự hiệu quả nếu website của bạn đã có lưu lượng truy cập lớn.

3. Static Advertisements (Quảng cáo tĩnh)

Quảng cáo tĩnh được thấy khá nhiều trên các trang web đã có lượng truy cập cao. Có thể kể đến là các “banner” (quảng cáo biểu ngữ) hoặc quảng cáo sidebar và thường được trả một số tiền nhất định mỗi tháng.

place-ads-on-website

Tuy nhiên, như đã nói, trừ khi trang web của bạn đã nhận được hàng nghìn lượt xem mỗi tháng, thì nó mới thực sự hiệu quả đối với bạn. Với loại quảng cáo này, đây cũng là một cách tuyệt vời để kiếm thêm thu nhập (hoặc ít nhất có thể trả tiền hosting hàng tháng cho website của bạn).

4. Affiliate Advertisements (Quảng cáo liên kết)

Đây có thể là loại quảng cáo sinh lợi nhất mà bạn có thể sử dụng trên trang web của mình. Nó được hiểu là tiếp thị liên kết mà mọi người hay nhắc đến.

Bạn sẽ được trả hoa hồng khi ai đó đăng ký hoặc mua sản phẩm qua link tiếp thị từ trang web của bạn. Mức hoa hồng tùy vào chính sách của mỗi nhà cung cấp, có thể lên đến 25$, như nhà cung cấp hosting StableHost hoặc nhà cung cấp VPS DigitalOcean.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là, chỉ sử dụng các link tiếp thị phù hợp với nội dung đang có trên bài viết. Điều này giúp người dùng ở lại trang web bạn lâu hơn và tăng khả năng nhấp chuột vào link tiếp thị.

Cách chèn quảng cáo vào WordPress

Để đặt quảng cáo trên website của bạn, bạn cần xác định vị trí đặt quảng cáo của mình và sau đó nhúng chúng vào vị trí đó. Nó rất dễ dàng hơn những gì bạn nghĩ.

Trước đây, bạn phải có kiến thức tối thiểu về HTML & CSS (mặc dù điều này rất hữu ích và mình khuyên bạn nên tìm hiểu về nó), nhưng bây giờ, với bất kỳ theme WordPress miễn phí hay trả phí nào cũng đều có vị trí để bạn chèn quảng cáo.

Plugin quảng cáo WordPress tốt nhất

WordPress rất phong phú với hàng ngàn plugin mạnh mẽ, giúp giải quyết nhiều vấn đề mà bạn đang gặp phải. Không có gì ngạc nhiên, một số Plugin WordPress hữu ích sẽ giúp bạn quản lý quảng cáo của mình dễ dàng và tiện lợi hơn.

Ngoài việc chỉ copy và paste mã quảng cáo của bạn vào vị trí cần hiển thị, các plugin dưới đây sẽ giúp bạn quản lý quảng cáo của mình tốt hơn. Một số là miễn phí, nhưng một số sẽ có phí với một số tính năng hữu ích đi kèm.

1. Advanced Ads

Advanced-Ads-wordpress-ad-plugin

Advanced Ads là trình quản lý quảng cáo nhẹ, chuyên nghiệp có thể quản lý và chèn banner vào WordPress. Nó được thiết kế bởi một nhà xuất bản web, giúp tối ưu quảng cáo khi số lượng quảng cáo của bạn ngày một nhiều.

Nó hoạt động tốt với nhiều Network hiện có và hỗ trợ đầy đủ các mẫu quảng cáo dạng banner của Google Adsense.

Tải về plugin Advanced Ads →

2. Ad Inserter

Ad-Inserter-wordpress-ad-plugin

Ad Inserter là một plugin adblock miễn phí rất phổ biến. Nó giúp bạn dễ dàng chèn quảng cáo trực tiếp vào WordPress HTML của mình. Nó tích hợp dễ dàng với Google AdSense và Amazon Native Shopping (được xác nhận chính thức bởi Amazon).

Bạn có khả năng tùy chỉnh và thiết kế quảng cáo của bạn sẽ hiển thị như thế nào, tối đa được 16 code block. Bạn có các tùy chọn bao gồm: HTML, Javascript, PHP hoặc mã khác trực tiếp trong trang.

Tải về plugin Ad Inserter →

3. Popup Maker

Popup-Maker-wordpress-ad-plugin

Mặc dù có một số vấn đề về trải nghiệm người dùng khi dùng quảng cáo dạng popup, vì chúng có thể gây khó chịu hoặc làm phiền người dùng, nhưng đôi khi chúng có thể là lời kêu gọi hành động hiệu quả. Nếu là nhà quảng cáo, có thể bạn sẽ thích vì về cơ bản, bạn sẽ hiển thị quảng cáo đến người đọc nhanh nhất và trực quan nhất.

Popup Maker là một plugin được đánh giá cao cho WordPress, đi kèm nhiều tính năng miễn phí, bao gồm khả năng sử dụng slide, thanh biểu ngữ, thông báo và các định dạng mẫu quảng cáo hấp dẫn khác. Nếu có khả năng chi trả, với bản trả phí, bạn sẽ thêm được một vài tiện ích mở rộng hữu ích, bao gồm phân tích, đăng nhập sử dụng AJAX, v.v.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều cửa sổ bật lên hoặc các hình thức quảng cáo làm phiền khác.

Tải về plugin Popup Maker →

Giới thiệu về Ad Blockers

Có thể bạn đã thấy điều này mỗi ngày, nhiều trang web đột ngột hiển thị quảng cáo trên màn hình hoặc bao gồm nhiều quảng cáo không liên quan trên sidebar.

Thậm chí tệ hơn, họ thường sử dụng các plugin Javascript hoặc Flash kém, có thể làm chậm trang web của bạn hoặc đôi khi thậm chí khiến trình duyệt của người dùng bị đóng băng (freeze). Do đó, nhiều người dùng đang sử dụng phần mềm chặn quảng cáo, chẳng hạn như AdBlock.

Mặc dù, bạn không làm điều này nhưng phần mềm như thế này có thể cắt giảm lợi nhuận của bạn. Người dùng có thể không bao giờ thấy được các quảng cáo mà bạn cung cấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.

Tuy nhiên, có một số tin tốt. Một số phần mềm có thể giúp bạn bỏ qua hoặc thông báo tắt phần mềm chặn quảng cáo này. Dưới đây là một vài plugin WordPress có thể giúp bạn làm điều này.

1. Ad Blocking Detector

Ad-Blocking-Detector-WordPress-Plugins

Plugin này sẽ phát hiện xem người dùng có cài đặt phần mềm chặn quảng cáo hay không và có thể phục vụ họ với các nội dung thay thế khác hay không.

Đây là một công cụ hữu ích, vì bạn vẫn có cách tiếp cận người tiêu dùng, đồng thời bạn biết rằng ai là một người dùng thông thái để bạn gửi thông điệp của mình đến họ tốt hơn.

Plugin này phát hiện được các nhà cung cấp phần mềm chặn quảng cáo lớn, như AdBlock, AdBlock Plus và Ghostery.

Tải về plugin Ad Blocking Detector

2. Ad Blocker Notify

Ad-Blocker-notify-Lite-wordpress-plugin

Plugin này sẽ xác định xem người dùng có cài đặt phần mềm chặn quảng cáo hay không và có thể hiển thị nội dung tùy chỉnh cho những người dùng này.

Với điều này, bạn có thêm cơ hội giải quyết nỗi sợ của người dùng và có thể giúp website của bạn có lòng tin hơn với họ. Nếu làm tốt, bạn có khả năng tiếp cận được những người dùng tiềm năng hơn, mục tiêu doanh thu của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Tải về plugin Ad Blocker Notify

7 mẹo giúp quảng cáo của bạn hiển thị tốt hơn

Ở phần trên, mình đã hướng dẫn bạn cách chèn quảng cáo vào WordPress, cũng như sử dụng phần mềm phát hiện quảng cáo. Tiếp theo, để quảng cáo của bạn hiển thị tốt hơn, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích.

cach-chen-quang-cao-vao-wordpress-hieu-qua-hon

1. Quảng cáo phải liên quan đến nội dung bài viết

Luôn giữ quảng cáo của bạn liên quan đến nội dung bài viết của bạn. Nếu bạn quảng cáo những thứ không liên quan, không chỉ không hiệu quả mà có thể người dùng đang nghĩ rằng, website bạn đang spam quảng cáo.

Quan trọng hơn, đừng xúc phạm độc giả của bạn.

Nếu bạn có một blog về hướng dẫn làm website WordPress chẳng hạn, thì không nên chứa một quảng cáo về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, hoặc quảng cáo về tập Yoga,… Điều này thực sự gây khó chịu cho người đọc.

Luôn nhớ rằng,

Hãy chắc chắn rằng, bạn biết mình đang viết bài cho ai đọc và quảng cáo xuất hiện có đúng chủ đề bạn đang nói.

2. Quảng cáo bổ sung

Đôi khi, việc lựa chọn quảng cáo đúng với nội dung bạn đang viết là rất khó. Chọn quảng cáo bổ sung cho nội dung của bạn là cách hay mà nhiều người hay làm.

Hiểu nôm na là như thế này, nếu bạn đang viết bài về việc mua ô tô, tại sao không bao gồm một số quảng cáo cho tài chính ô tô? Hoặc bạn đang viết mảng kiếm tiền online, tại sao không chèn một số quảng cáo về domain, hosting hoặc VPS giúp mọi người làm website kiếm tiền, v.v.

3. Tránh quảng cáo gây ra sự xáo trộn trên màn hình

Nếu nhà cung cấp quảng cáo có một thiết kế phù hợp với thiết kế đã có của bạn, điều đó rất tốt. Nhưng sẽ là một sai lầm, nếu đột nhiên cửa sổ bật lên ngay trên màn hình khi người dùng chỉ vô tình lướt chuột qua chúng.

Điều này cũng đúng ngay cả khi đó là lời kêu gọi hành động cho sản phẩm hoặc trang web của riêng bạn. Bạn không muốn ép mọi người mua, trước khi họ biết sản phẩm đó là gì; bạn có thể sẽ mất chúng.

4. Kiểm soát quảng cáo với nội dung bài viết

Với nhiều plugin quảng cáo ở trên, bạn có thể chọn vị trí và thời điểm quảng cáo sẽ xuất hiện. Hãy chắc chắn rằng, người đọc không nghĩ đây là phần cuối nội dung của bạn.

Kêu gọi hành động là tuyệt vời, nhưng không nhất thiết nếu chúng là lời kêu gọi hành động cho người khác, trước khi người dùng đọc xong nội dung của bạn. Sử dụng các đoạn text nhỏ trong bài viết thay vì chọn các block quảng cáo khiến người dùng mất đi sự tập trung.

5. Cho phép người dùng thoát chế độ xem quảng cáo

Tất nhiên, bạn muốn mọi người xem quảng cáo của mình – tuy nhiên, việc buộc ai đó phải xem thứ gì đó mà họ không có hứng thú có thể khiến họ thấy khó chịu. Cho phép người dùng đóng hoặc thu gọn nội dung trong quảng cáo là điều bạn nên làm.

6. Mở quảng cáo trong một cửa sổ mới

Điều này tốt cho SEO, giúp giảm tỷ lệ thoát trang, kéo dài thời gian onsite trên website của bạn.

Trừ khi đó là lời kêu gọi hành động trực tiếp (ví dụ: một trong những liên kết nội bộ của bạn), nếu mở trong một cửa sổ hoặc tab mới, người đọc có thể quay lại xem trang web của bạn nếu họ muốn.

7. Kiểm tra số liệu thống kê của bạn

Xem những gì hoạt động và những gì không. Kiểm tra xem những quảng cáo có hoạt động không khi người dùng nhấp chuột.

Kiểm tra số liệu thống kê giúp bạn biết được đâu là quảng cáo có tỷ lệ nhấp chuột cao nhất, từ đó bạn sẽ tối ưu được những quảng cáo của mình. Nhiều plugin được đề cập ở trên có thể giúp bạn làm điều đó.

Kết luận

Biết cách chèn quảng cáo vào WordPress là một cách tuyệt vời để tăng thêm doanh thu của bạn. Nếu bạn làm đúng, nó có thể cực kỳ hữu ích. Nhưng ngược lại, quảng cáo không tốt sẽ khiến người dùng khó chịu và bị làm phiền.

Quảng cáo tốt là những quảng cáo cung cấp giá trị cho cả bạn và nhà quảng cáo. Vì những lý do này, trừ khi nội dung của bạn cực kỳ độc đáo, có giá trị và thú vị ở mức độ không thể dễ dàng tìm thấy ở nơi khác, hãy cẩn thận và không nên tạo các quảng cáo dạng intrusive (xâm nhập).

Bạn thấy bài viết này thế nào? Chia sẻ cảm nhận của bạn cùng với mình bằng cách comment bên dưới nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Avatar Đình Long

Đình Long

Xin chào, tôi là Hồ Đình Long, founder của Đình Long Plus. Tôi từng làm việc tại Trường Đào tạo Doanh nhân WISE Business, vị trí chuyên gia Marketing. Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm về lập trình web và SEO. Tôi rất vui khi được chia sẻ kiến thức về lập trình web và SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung đến với mọi người.

Bài viết cùng chủ đề

Hosting tốt nhất nên mua

Top 9 Hosting tốt nhất? Nên mua Hosting ở đâu?

Khi mua Hosting, bạn có bao giờ thắc mắc: Làm sao chọn được Hosting tốt ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Mua tên miền ở đâu uy tín

[Tư vấn] Mua tên miền ở đâu uy tín nhất

Ngày nay, việc mua tên miền không khó. Nhưng để biết cách mua tên miền ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress chi tiết nhất

Bạn có muốn bắt đầu làm website bằng WordPress đúng cách không? Mình biết rằng ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Theme WordPress bán hàng tốt nhất trên ThemeForest

Top 20+ theme WordPress bán hàng tốt nhất trên ThemeForest

Bạn đang tìm một theme WordPress bán hàng để bán hàng online? Hôm nay, mình ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting

Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting chi tiết nhất

Một website muốn hoạt động được trên Internet cần có bắt buộc 2 thứ là ...

Avatar Đình Long

Đình Long

Theme bất động sản WordPress miễn phí và trả phí

Tổng hợp 10 theme bất động sản WordPress miễn phí và trả phí

Bạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh bất động sản, muốn tìm ...

Avatar Đình Long

Đình Long